+ Đang online: | 19 |
+ Hôm nay: | 45 |
+ Hôm qua: | 44 |
+ Tổng số: | 46199 |
Công Ty cleaning pacific chuyên cung ứng giúp việc nhà, giữ trẻ, nuôi bệnh, nuôi sanh, chăm người già, tạp vụ khách sạn, nấu ăn, tạp vụ quán, bán hàng, thợ may, tạp vụ văn phòng, gia sư, nhân viên văn phòng, lao động phổ thông, giúp việc nhà theo giờ v.v… Công ty có người cả 3 miền để quý khách hàng lựa chọn.
Nhân viên cung ứng cleaning pacific có lý lịch rõ ràng, không vướng bận gia đình, và đã nhiều năm kinh nghiệm trong công việc. Nhân viên cleaning pacific luôn là những người trung thực, thật thà, siêng năng sẽ làm hài lòng cho gia đình bạn. Công Ty cleaning pacific luôn luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Đến với Công Ty cleaning pacific sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình bạn. Trân trọng !
Do công việc quá bận bạn không có nhiều thời gian chăm sóc ông bà, bố mẹ đã cao tuổi. Hãy để chúng tôi giúp bạn. Chăm sóc, trông nom người cao tuổi gồm:
* Chăm sóc, nói chuyện, tâm sự với các cụ
* Đi chợ, lựa chọn thực phẩm cho người cao tuổi
* Chuẩn bị bữa ăn (chuẩn bị , sơ chế nguyên liệu, nấu ăn)
* Phục vụ người cao tuổi ăn uống
* Các công việc vệ sinh cho người cao tuổi, tắm rửa
* Đóng bỉm, thay đồ
* Giặt đồ, phơi, gấp cất là ủi,
* Đưa người cao tuổi đi dạo
* Xử lý các tình huống liên quan người cao tuổi
I- ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÀ
Bạn hãy coi họ như người cha, người mẹ ông bà của mình. Điều này giúp bạn không mệt mỏi và thoải mái trong công việc.
Đối với người già luôn lễ phép, kính trọng Không ngần ngại tiếp xúc với người già Người già rất cần niềm vui, nét mặt tươi tỉnh của bạn hãy luôn tỏ thái độ vui vẻ nhã nhặn, nhẹ nhàng Trong công việc phải cần cù, chịu khó, sạch sẽ, gọn gàng, thật thà, khiêm tốn.
II- MỘT VÀI NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI GIÀ
Lời nói phải ngắn gọn, nghe nhiều hơn nói ít
Giúp đỡ người già nói hết những điều muốn nói trong lòng, chú ý vẻ mặt thái độ bản thân.Khi cần thì kể chuyện hoặc đọc sách báo, truyền tải những tin tức mới cho người già nghe .
Khi người già nói chuyện: Mắt không được liếc xéo nhìn ngang mà phải nhìn thẳng người nói và thể hiện bạn rất vui lòng lắng nghe
Phải có tính nhẫn nại trả lời từ tốn, tránh vội vàng cho qua
Dùng động tác thể hiện bạn đang lắng nghe như gật đầu đồng ý, vỗ nhẹ lên vai
Khi cư xử với người già đừng tỏ thái độ, nhún nhường miễn cưỡng
Khi người già chưa giải thích hay chưa nói hết, bạn không được vội vàng đưa ra lời kết luận . Nếu không hiểu thì phải thẳng thắn hỏi lại
Không nên ngại tiếp xúc với người già.
III- NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI GIÀ
Giảm lượng ăn trong một bữa, tăng số bữa trong ngày
Hàng ngày nên dùng: rau hoa quả, cá trứng, dầu các loại sữa
Nên giảm bớt mỡ động vật, thịt nên ăn vừa phải
Ăn những đò dễ tiêu hóa, trước khi ngủ nên uống 1 cốc sữa, ăn chút điểm tâm
Đối với người già : cần uống nhiều nước (ít nhất 6 cốc trong ngày) nên ăn nhiều hoa quả (tránh được táo bón)
Nên ăn nhiều protít của : sữa, đậu phụ, cá thịt gà.
có 4 cách
Cách xoa: kho xoa hai lòng bàn tay áp sát da, xoa từ phần lưng dưới từ từ chuyển lên phía trên, dùng sức xoa bó từ nhẹ đến mạnh
Cách bóp: dùng tay ép từng phần biểu bì, cách này chỉ áp dụng học bóp vai, bắo tay bắp chân
Cách vỗ: dùng lòng bàn tay vỗ liên tục với tốc độ trung bình, cổ tay buông lỏng, không dùn sức quá mạnh. Khi vỗ lòng bàn tay chụm lại như quả trứng, lòng tay rỗng, vỗ nhẹ lên lưng. Cách này áp dụng cho bệnh nhân có đờm, ho khó thở
Cách gõ: 2 tay chập lại, các ngón trùng tay lên nhau, cổ tay buông lỏng cùng lúc gõ nhẹ liên tục Hoặc dùng 3 ngón tay giữa hơi gập lại gõ nhẹ liên tục
V- MỘT SỐ BỆNH VÀ TÌNH HUỐNG MÀ NGƯỜI GIÀ HAY MẮC
Người già, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khiến khả năng nhai giảm nên dễ bị nghẹn, nhất là khi lơ đãng. Thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản, gây ho sặc sụa và nghẹt thở, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt, có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp. Vì vậy, xử lý ban đầu rất quan trọng.
Trường hợp, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người ra phía trước.
Động viên họ gắng sức ho mạnh nhằm đẩy thức ăn ra ngoài hoặc ít ra cũng tạo được khe hở để thở. Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.
Nếu tình huống cho phép, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, 2 tay ôm chặt ngang bụng nạn nhân, dùng ngón cái xiết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều dưới lên.
Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, để nằm nghiêng, người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong và lên trên..
Ngoài các cách cấp cứu nêu trên, có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Khi đã dùng hết mọi cách mà vẫn chưa cứu được, phải tích cực ép ngực, làm hô hấp nhân tạo. Khi tình trạng tắc nghẹn không thể giải quyết được thì phải dùng loại kim tiêm lớn chọc thẳng vào khí quản, chỗ trên hõm cổ khoảng 1cm, mở đường thông khí, duy trì sự sống. Song song với việc cấp cứu, cần kịp thời gọi bác sĩ ngay.
Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không nên để bệnh nhân tự nấu ăn hoặc tham gia nấu ăn. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết chọn ăn món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, do vậy thực đơn cần xen kẽ các món ăn khác nhau. Nếu người bệnh quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì người bệnh thường không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài.
Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích người bệnh vận động, tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, hạn chế ngủ ban ngày, tránh uống nhiều nước vào buổi chiều, buổi tối để họ khỏi thức dậy đi tiểu ban đêm.
3 uống thuốc
Các loại thuốc phải cất trong tủ có khóa cẩn thận. Cần trực tiếp cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Với người bệnh không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn (song phải có tư vấn của bác sĩ để tránh những món ăn tương kỵ với thuốc). Đôi khi phải dỗ như dỗ trẻ em.
4 Quần áo, giày dép
5 Không để người bệnh đi lang thang, lạc lối
6 Yêu thương, thông cảm với người bệnh